- Published on
Tự động hóa trong quy trình đào tạo.
- Authors
- Name
- Hồ Văn Công
- @NearbyLawyer
Nếu bạn đã từng làm việc với một mô hình đào tạo ăn theo hệ chính quy, hoặc tương tự như thế, bạn sẽ nhận ra những mô hình như vậy thường cồng kềnh, và phi nhân bản tới mức nào. Là một chuyên gia trong lĩnh vực UX, tôi hướng đến việc đơn giản hóa các quy trình đào tạo và làm việc. Edtech (công nghệ giáo dục) - luôn là một thách thức lớn với tôi vì bản thân khối lượng dữ liệu khổng lồ của nó.
Tuy nhiên trong nội dung của bài thảo luận này tôi muốn chia sẻ một số góc nhìn tích cực về tự động hóa và mô hình giáo dục.
Vậy tại sao Edtech lại hot như vậy?
Ngành giáo dục đã phát triển từ ….well, đã lâu lắm rồi. Và rồi, đại dịch Covid đến, những nhu cầu mới về đào tạo từ xa và giáo dục nói chung bắt đầu xuất hiện. Cả xã hội đều cảm thấy cần phải tiếp nhận những kiến thức mới để tiếp tục bắt kịp với sự phát triển của loài người.
Không có gì ngạc nhiên khi các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục bắt đầu mọc lên như nấm trong thời kỳ đại dịch. Vào năm 2020, các công ty khởi nghiệp này đã huy động được gấp ba lần, trong các vòng gọi vốn so với năm 2019.
Nếu bạn là người hay tìm hiểu về các lĩnh vực giáo dục này, thì trên Techcrunch tuần trước đã có thông tin, các công ty khởi nghiệp về giáo dục đã huy động được hơn 10 triệu đô la tài trợ. Dưới đây là một số ví dụ: StudyFree , Educate Online , Edukoya . Phần lớn trong số này là các công ty khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ giáo dục như là phần mềm dành cho giáo dục điện tử, nhưng có rất nhiều sản phẩm có trọng tâm khác, chẳng hạn như tự động hóa quy trình trong giáo dục.
Một số thách thức trong giáo dục đại học hiện nay.
Thiếu sinh viên
Trong những năm gần đây, các trường đại học trải qua sự sụt giảm liên tục về số lượng tuyển sinh. Mọi người bắt đầu có xu hướng đánh giá thấp bằng đại học. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, học sinh có xu hướng kinh doanh kiếm tiền, hoặc như ở quê của tôi là đi xuất khẩu lao động. Tình hình không mấy khả quan cho công tác tuyển sinh của các trường đại học.
“Thị trường hóa” giáo dục
Hiện tượng được gọi là “sinh viên-người tiêu dùng” không phải là mới đối với giáo dục đại học. Kể từ buổi bình minh của các trường đại học châu âu, các giáo sư dường như giống như một nhà cung cấp dịch vụ hơn là một người cố vấn. Các mô hình giáo dục khác bắt đầu nắm bắt xu thế và cạnh tranh lại các mô hình giáo dục cổ điển. Trong tình huống này, thật khó để giữ nguyên mức chất lượng và thu hút đủ sinh viên.
Mô hình giáo dục kiểu mới
Ngày nay, các mô hình giáo dục chính quy không chỉ phải cạnh tranh với nhau. Đối thủ của họ xuất hiện thêm các mô hình đào tạo trực tuyến, đào tạo không bằng cấp, các mô hình coaching, mentor và cả các mô hình đào tạo đến từ nước ngoài. Các mô hình đào tạo truyền thống thường có xu hướng chậm thích ứng với nhu cầu xã hội. Lý do không chỉ bởi vì kinh phí mà những mô hình này còn bị ràng buộc với một bộ máy quan liêu. Các quy trình thường mất rất nhiều thời gian.
Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu trải nghiệm người dùng, cách giải quyết vấn đề này dưới lăng kính UX sẽ trông như sau:
HÃY LÀM CHO MỌI THỨ THẬT SỰ ĐƠN GIẢN!
Phương pháp này chưa bao giờ là lỗi thời. Có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các mô hình đào tạo truyền thống không thân thiện với người học. Nhưng, hãy đối mặt với một thực tế rằng: Khả năng ứng dụng của các mô hình này, trong đời sống thường ngày là quá thấp. Là một người nghiên cứu về trải nghiệm người dùng, tôi luôn coi khả năng ứng dụng và sử dụng là nền tảng của thiết kế sản phẩm. Nó không chỉ đơn giản là khiến người dùng hài lòng, nó còn thúc đẩy người dùng, mang lại cho họ những giá trị cao cả hơn nữa.
SẼ CÓ NHỮNG BƯỚC TIẾN MỚI TRONG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC.
Cùng với người thầy, người sếp: Nguyễn Tất Kiểm, chúng tôi đang có những bước tiến lớn trong việc đổi mới mô hình giáo dục hiện hành, làm cho nó trở nên thân thiện, và đơn giản đến mức tối giản. Tất cả đều tập trung vào người học, vào kiến thức, vào trải nghiệm học tập. Và thật đáng để chờ đợi xem điều gì sẽ diễn ra, phải không nào!